Bạn muốn thành lập công ty
Dành cho các bạn muốn thành lập công ty
Văn phòng chúng tôi tiếp nhận các yêu cầu hỗ trợ nộp đơn thị thực Kinh doanh/Quản lý và thành lập công ty. Văn phòng chúng tôi chủ yếu hỗ trợ thủ tục thành lập công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn. Ở đây chúng tôi sẽ hướng dẫn về các ưu điểm và khuyết điểm của các hình thức công ty khác nhau.
Theo Luật Công Ty Nhật Bản, có 4 hình thức công ty được chấp nhận. Trong số đó, đa số các công ty tại Nhật Bản là công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn. Ngoài ra còn có hình thức công ty liên doanh và công ty hợp vấn, tuy nhiên vì các hình thức này có phần hơi đặc biệt và có nhiều khuyết điểm nên chúng tôi sẽ không giới thiệu ở đây. Công ty trách nhiệm hữu hạn (godo-gaisha) là hình thức công ty mới được hình thành khi Luật Công Ty được thi hành vào năm 2006. Có một cách gọi khác của công ty trách nhiệm hữu hạn là yugen-gaisha, nhưng sau khi Luật Công Ty được thi hành vào năm 2006 thì các công ty mới không được thành lập theo hình thức này nữa. Các công ty trách nhiệm hữu hạn với tên gọi yugen-gaisha là các công ty đã được thành lập trước năm 2006. Do đó, việc vay vốn và tuyển dụng nhân sự có nhiều khó khăn khi hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn vừa được hình thành, nhưng tình trạng này đã trở nên tốt hơn nhiều trong thời gian gần đây. Các công ty lớn như Google Japan, Apple Japan, Amazon Japan cũng là hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn và số lượng công ty với hình thức này đang dần tăng lên. Đặc biệt đối với các trường hợp thành lập công ty một mình hoặc sử dụng tên cửa hiệu thì gần như không có gì khác với hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.
Điểm khác nhau quan trọng của công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn là cách đưa ra quyết định trong công ty. Đối với công ty cổ phần, quyết định trong công ty sẽ được đưa ra thông qua cuộc họp Đại hội đồng cổ đông. Tại cuộc họp cổ đông này, vì mỗi cổ phần sẽ tương đương với một phiếu biểu quyết, ý kiến của cổ đông sở hữu nhiều cổ phần của công ty sẽ dễ được thực thi hơn. Nếu người điều hành công ty muốn ý muốn của mình được thực thi, những nghị quyết thông thường (bổ nhiệm/bãi nhiệm giám đốc, hầu hết các quyết định trong công ty, v.v.) có thể được quyết định đơn phương nếu sở hữu trên 51% số cổ phần. Ngoài ra, nếu sở hữu trên 67% cổ phần công ty có thể đơn phương quyết định các nghị quyết đặc biệt (chuyển nhượng công ty, thay đổi điều lệ công ty, v.v.). Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, bất chấp số cổ phần đang sở hữu, về cơ bản sự đồng ý của tất cả nhân viên trong công ty là cần thiết.
Nhiệm kỳ thông thường của nhân sự cấp cao như giám đốc, v.v là 2 năm (4 năm đối với kiểm toán viên), và có thể gia hạn tối đa đến 10 năm đối với công ty cổ phần. Tuy nhiên, không phải nhiệm kỳ làm việc càng dài thì càng tốt. Trường hợp giám đốc làm việc không thực sự tốt và công ty có ý muốn sa thải, việc nhiệm kỳ làm việc dài sẽ trở thành một gánh nặng. Nếu nhiệm kỳ làm việc ngắn thì sẽ tốn công sức cho thủ tục gia hạn, hoặc khi nhiệm kỳ kết thúc cũng sẽ có khả năng bị công ty khác lôi kéo mất nhân lực. Do đó, chúng tôi khuyến khích xác định thời hạn nhiệm kỳ sau khi đã cân nhắc kỹ lưỡng các vấn đề trên. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, thời hạn nhiệm kỳ của nhân sự cấp cao không được quy định theo pháp luật. Ngoại trừ trường hợp nhân sự cấp cao đó thôi việc hoặc bị khai trừ do bê bối, v.v về cơ bản chức vụ của nhân sự đó sẽ là vĩnh viễn, không có thời hạn.
Chức danh giám đốc đại diện công ty là “daihyotorishimariyaku” đối với công ty cổ phần, và “daihyoshain” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn. Có nhiều trường hợp lựa chọn hình thức công ty cổ phần vì chức danh “daihyoshain” nghe không ra vẻ người đại diện công ty cho lắm, tuy nhiên cả 2 chức danh này đều có nghĩa là giám đốc đại diện công ty, nên các bạn hãy xem đây là thông tin tham khảo thôi nhé.
Chi phí thủ tục đối với công ty cổ phần là từ 200,000 yên, và đối với công ty trách nhiệm hữu hạn là từ 60,000 yên. Các khoản thù lao khác sẽ phát sinh trong trường hợp nhờ cậy đến luật sư hành chính và bổ trợ tư pháp. Nếu lo ngại về chi phí phát sinh thì các bạn sẽ chỉ có 1 lựa chọn là hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.